Phan An – Nét đẹp Tuấn tú
Lan Lang Vương – Nét đẹp đầy nữ tính nhưng anh dũng
Vệ Vương Giới – Nét đẹp như ngọc như ngà
Tống Ngọc – Mỹ nam biết ăn nói, tài năng văn học
Song cuộc đời Phan An không tươi sáng như gương mặt được mọi người ái mộ. mà ngược lại, bị phủ kín bởi gam màu tối. Đường đời anh đi vô cùng trắc trở. Đương thời không được trọng dụng, cuối đời thì phò tá cho Giả Nam Phong và cháu của hắn là Giả Mật. Giả Nam Phong muốn phế truất thái tử, Phan An không may bị cuốn vào vòng xoáy âm mưu này. Lần nọ, sau khi thái tử uống say, Phan An được yêu cầu viết một bài văn tế thần, rồi để cho thái tử chép lại. Thái tử say rượu, tinh thần bấn lọan, trông gà hóa cuốc, chép liền một mạch. Sau khi lấy lại bản chép tay của thái tử, Phan An chỉnh sửa đôi chút, biến nó thành bài văn mưu phản, làm cho thái tử bị phế truất, và mẹ của thái tử cũng bị xử tử. Tuy gian kế thành công, Phan An rốt cuộc cũng không gặt hái được gì. Sau vụ nổi lọan của 8 vị thân vương. Triệu Vương Tư Mã Luân đọat quyền thành công, lập tức bắt Phan An tru di tam tộc.
Lan Lăng Vương
Lan Lăng Vương, người đời Bắc Triều, là một trong những mỹ nam để lại cho người đời sau nhiều suy ngẫm. Xuất thân trong một gia tộc gắn liền với mùi máu và giết chóc, Lan Lăng Vương có ý chí chiến đấu mãnh liệt, song đã chết một cách oan ức vào thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp.
Sử sách chép rằng, gương mặt anh ta xinh xắn, lòng dạ can đảm, trắng tựa mỹ nhân. Nét đẹp của Lan Lăng Vương không phải là nét đẹp mạnh mẽ, mà là nét đẹp đầy nữ tính. Trong môi trường chiến đấu ác liệt, sợ người khác xem thường, vì vậy luôn phải đeo chiếc mặt nạ dữ dằn (hoặc mặt nạ bằng sắt), vì thế đôi khi Lan Lăng Vương không đánh vẫn chiến thắng.
Lan Lăng Vương tuấn tú, anh dũng, yêu binh lính như con mình, sống rất điều độ, gần như hoàn hảo, nhưng điều đó không thể giải thoát anh khỏi cái chết oan uổng của một tuyệt thế mỹ nam.
Một lần, hoàng thượng triệu kiến Lan Lăng Vương nói rằng, khanh tỏ ra rất anh dũng trong chiến đấu, tấn công vào sâu trận địa của địch, rất nguy hiểm. Lan Lăng Vương nhất thời lỡ lời, nói rằng đây là chuyện của gia đình mình. Lời của anh ta làm hoàng thượng đêm không thể nào chợp mắt được, không lẽ hắn ta muốn ra riêng? Như thế chả khác nào có ý soán ngôi sao? Lan lăng Vương là một vị võ tướng, có địa vị cao nên hoàng thượng không thể bỏ qua dễ dàng. Thế là thuốc độc được ngự ban tới tận nhà.
Vệ Vương Giới
Anh chàng này có lẽ là người chết đáng cười nhất trong số tứ đại mỹ nam. Vệ Vương Giới, người đời Nguy Tấn, có nét đẹp như ngọc như ngà. Người hâm mộ nhiều đến nỗi có thể thành lập một quân đoàn, đây là điều hoàn toàn có thật. Một lần ra phố, anh bị các “fan” hâm mộ hết lớp này đến lớp nọ vây chặt. Vệ Vương Giới ngất xỉu giữa phố, mang về nhà không lâu thì qua đời, đây là nguồn gốc của điển cố “nhìn giết Vệ Vương Giới “ . Một bi kịch bắt nguồn từ cái đẹp, làm người đời sau không khỏi bùi ngùi.
Tống Ngọc
Trước hết, Tống Ngọc trình bày , mỹ nữ trong thiên hạ không đâu sánh bằng nước Sở, mỹ nữ nước Sở không đâu sánh bằng quê hương thần, Mỹ nữ quê hương thần không đâu sánh bằng người đẹp cạnh nhà thần, Đông Lân.
Theo Tống Ngọc thì cô hàng xóm xinh đẹp này [i]nếu cao thêm một phân thì quá cao, nếu bớt đi một phân thì quá thấp; nếu thoa them ít phấn thì quá trắng, thoa them ít son thì quá đỏ. Lông mày thì cong mượt, làn da thì trắng như tuyết, eo thon, răng trắng ( câu này nghe rất nhiều trong film ảnh và truyện Võ Lâm ). Ngay cả một tuyệt thế giai nhân như vậy quan tâm đến thần suốt 3 năm mà thần vẫn chưa xao lòng, thì không lẽ thần là người háo sắc?
Ngược lại, Đăng Đồ Tử không phải là kẻ tốt lành gì. Hắn có người vợ xấu xí, đầu tóc rối bù, lỗ tai dị tật, hàm răng lởm chởm, môi trề, bước đi hụt trước thiếu sau, lại thêm lưng gù, người đầy mụn ghẻ. Đăng Đồ Tử thế mà lại thích cô ta, có liền 5 mụn con. Hoàng thượng thấy không, chỉ cần là phụ nữ thì Đăng Đồ Tử thích ngay, vì thế hắn ta háo sắc hơn thần.
Thực ra, nhìn từ góc độ người đời nay, Đăng Đồ Tử không bỏ vợ là điều đáng khen. Nhưng miệng lưỡi của Tống Ngọc phi phàm, làm cho Sở Vương thị phi lẫn lộn, phán Đăng Đồ Tử là kẻ háo sắc. Bằng phán quyết này, Đăng Đồ Tử phải mang tiếng xấu muôn đời, trở thành danh từ dành cho những kẻ háo sắc.
Tống Ngọc không chỉ có bề ngoài mà còn là một tài năng văn học, có một vị trí đặc biệt trên văn đàn. Tác phẩm tiêu biểu Cửu biện của Tống Ngọc có thể so sánh với Ly Tao của Khuất Nguyên trong lịch sử văn học Trung Quốc. Ngoài ra, Tống Ngọc còn lập cho mình nhiều cái nhất trong lịch sử văn học: là người đầu tiên viết về nỗi bi sầu, cũng là người đầu tiên viết về phụ nữ. Những miêu tả kinh điển về người phụ nữ của Tống Ngọc có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến hậu thế như Tào Thực … Nhưng Tống Ngọc không có duyên với quan trường. Vì thời thế biến chuyển, Tống Ngọc cuối cùng phải rời triều đình, về với ruộng vườn, mang đầy nuối tiếc cho đến cuối cuộc đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét